CÁC CÔNG VIỆC CẦN LÀM SAU THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Bạn đang thắc mắc và quan tâm đến các công việc cần phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp nhưng chưa được giải đáp? Hãy để QR LAW hướng dẫn cho bạn các công việc bạn cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp nhé!

1. Lưu trữ hồ sơ

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp, Hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) phải được lưu trữ tại trụ sở công ty

2. Mở tài khoản ngân hàng

3. Đăng ký chữ ký số và kê khai thuế qua mạng

Doanh nghiệp liên hệ với các đơn vị kinh doanh dịch vụ chữ ký số để đặt mua. Để có thể sử dụng, sau khi doanh nghiệp mua chữ ký số tại các đơn vị cung cấp như: VNPT, New- CA, Viettel, FPT, BKAV, CK, Vina, Newtel, CA2 (Nacencomm), Safe-CA… thì phải đăng ký với cơ quan thuế và được ngân hàng xác nhận.

Sau khi nhận được Giấy đăng ký chứng thư điện tử và USB token, doanh nghiệp sử dụng để đăng ký kê khai thuế qua mạng

4. Kê khai lệ phí môn bài sau khi thành lập doanh nghiệp

Tờ khai lệ phí môn bài là quan trọng nhất nên doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện, các hồ sơ còn lại tùy vào Chi cục Thuế mà doanh nghiệp có thể thực hiện Hạn chót nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập.

Doanh nghiệp kê khai qua mạng

Doanh nghiệp thành lập mới được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập.

5. Treo bảng hiệu công ty

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty có thể bị phạt từ 30 đến 50 triệu đồng, nặng hơn có thể bị khóa mã số thuế.

  • Theo Luật quảng cáo, Biển hiệu phải có các nội dung sau:
    • Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
    • Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
    • Địa chỉ, điện thoại
  • Chữ viết bằng tiếng Việt.
  • Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
    • Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
    • Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
  • Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

Trường hợp không có mục đích quảng cáo, doanh nghiệp có thể in biển hiệu công ty bằng mica với kích thước nhỏ với chi phí chỉ từ 200.000 đồng.

6. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

7. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép con, vốn

8.Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế.

Các loại thuế như: tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN (nếu có phát sinh) hàng quý, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN (nếu có), báo cáo quyết toán cuối năm… doanh nghiệp phải kê khai và nộp theo đúng quy định của pháp luật để tránh bị xử phạt chậm nộp hoặc khóa mã số thuế.

Với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa mới thành lập hay có kế toán viên còn thiếu kinh nghiệm, thì sử dụng dịch vụ kế toán là lựa chọn tốt nhất nhằm tối ưu thời gian và chi phí.

Dịch vụ trọn gói về thuế, kế toán… chỉ từ 500.000 đồng chính là giải pháp về kế toán thuế cho doanh nghiệp.

Trên đây là những công việc doanh nghiệp phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp, nếu như trong quá trình thực hiện công việc khách hàng có vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi.

Kính chúc Quý Công ty kinh doanh ngày càng phát triển thịnh vượng.

Trân trọng!

Tham khảo: TẢI MẪU THÔNG BÁO THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT  tại đây

G

Tư Vấn Miễn Phí